Bí quyết trồng Lan Hồ Điệp đúng cách
Trong nhiều không gian trang trí, Lan Hồ Điệp Đà Nẵng được lựa chọn để tăng sự sang trọng, quý phái. Tùy vào mục đích sử dụng mà màu sắc và chủng loại hoa được dùng sẽ khác nhau.
So với nhiều giống hoa lan Đà Nẵng khác thì Lan Hồ Điệp là giống lâu tàn nhất. Tuy nhiên, để hoa giữ được độ rực rỡ, xinh đẹp thì người trồng cần chú ý rất nhiều đến kĩ thuật trồng và cách chăm sóc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nhắc đến kĩ thuật trồng và những yếu tố cần lưu ý khi trồng giống hoa này.
Rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng thực chất Lan Hồ Điệp không quá khó trồng. Nhiều yếu tố cơ bản như: không gian, ánh sáng, nhiệt độ,…chỉ cần nắm được thì việc trồng loài hoa này sẽ trở nên dễ hơn nhiều.
Hoa lan hồ điệp được dùng để trang trí trong gia đình (Ảnh: hoalanphongluu.vn)
Không gian trồng
Lan Hồ Điệp Đà Nẵng luôn cần một không gian thoáng, đủ rộng và đủ chắc chắn để phát triển. Do đó, dù bạn trồng hoa phục vụ cho mục đích gì thì chuẩn bị một không gian tiêu chuẩn là điều kiện tiên quyết cần thực hiện.
Nếu bạn chọn trồng hoa trên ban công, sân thượng hay mái hiên trước nhà, cần chú ý rằng chậu Lan Hồ Điệp không phải chịu nhiệt độ quá khô nóng. Có thể đặt thêm xung quanh nó một vài chậu cây khác để cân bằng nhiệt độ, độ ẩm. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng lưới màu đen, xám để giảm sáng, bớt nhiệt do mái tôn gây ra. Đặt biệt, khung giàn để trồng loài hoa này cũng nên được kiểm tra thường xuyên. Hãy chắc rằng khung giàn đủ tốt để chịu được các tác dụng của ngoại cảnh như mưa, gió,…
Giá thể và chậu trồng
Bạn nên chọn loại giá thể phù hợp cho cây (Ảnh: Internet)
Hai trong số những điều kiện không thể bỏ qua nếu muốn trồng được một chậu Lan Hồ Điệp Đà Nẵng hoàn hảo chính là chậu và giá thể. Đối với giá thể, bạn nên chọn những loại có khả năng giữ nước tốt như mùn cây, rêu, quyết, than đá nhỏ, than bùn khô,…Còn đối với chậu trồng, nên chọn chậu vừa phải, không quá nhỏ, không quá sâu để cây dễ quang hợp. Thường chậu dùng để trồng Lan Hồ Điệp sẽ được chọn theo giai đoạn. Chọn chậu có đường kính khoảng 5cm khi mới bắt đầu trồng; khi cây 4 -6 tháng tuổi thì chọn chậu có đường kính 8,3cm; và khi cây được hơn 9 tháng tuổi thì chuyển sang chậu có đường kính 12cm.
Các chậu để trồng Lan Hồ Điệp có thể tìm kiếm rất dễ dàng tại nhiều nơi. Bạn có thể đến các shop hoa lan Đà Nẵng, các cửa hàng vật tư hoa lan Đà Nẵng hoặc các shop Lan Hồ Điệp Đà Nẵng,…
Ánh sáng và nhiệt độ
Khi trồng Lan Hồ Điệp, ánh sáng và nhiệt độ là các yếu tố bạn chắc chắn không được phép bỏ qua. Chế độ che sáng cần lưu ý: mùa hè ánh sáng che giảm 60-70%, mùa đông che ánh sáng còn 40-50%. Độ ẩm nên duy trì 70-85%. Đặc biệt, đối với nhiệt độ, bạn nên duy trì khoảng 18-25 độ C. Duy trì nhiệt độ thấp lâu nhất có thể, càng lâu, hoa càng nhiều.
Kỹ thuật trồng
Ươm trồng
Đối với cây giống của Lan Hồ Điệp, tùy vào kích cỡ của cây để chọn cách ươm phù hợp nhất. Dựa vào khoảng cách của 2 lá mà ta có thể phân loại cấp cho cây giống như sau:
- Cấp 1 (lá cây cách nhau từ 3-5cm): Ươm cây giống trong chậu nhỏ có đường kính 5cm.
- Cấp 2 (lá cây cách nhau 1-3cm): Ươm cây giống vào các khay ươm chuyên dụng.
Đổi chậu trồng lần đầu
Khi Lan Hồ Điệp bạn trồng được 4-6 tháng (khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12cm) bạn cần phải thay đổi một chậu lớn hơn để cây dễ phát triển. Chậu được chọn cho lần đổi này bạn hãy chọn chậu có đường kính 8,3cm.
Để chuyển từ khay ươm hoặc chậu nhỏ sang chậu lớn, bạn lần lượt làm các bước sau:
- Bước 1: Lót 1 hoặc 2 miếng xốp xuống đáy chậu và thay giá thể mới cho vào chậu lớn (chậu 8,3cm).
- Bước 2: Tách cây ra khỏi chậu cũ, tách khỏi bầu và bỏ đi giá thể cũ.
- Bước 3: Nhẹ nhàng, cẩn thận trồng lại cây vào chậu mới. Chú ý đừng để rễ cây bị tổn thương.
Sau khi đổi chậu lần 1, bạn cần chú ý thường xuyên xịt diệt khuẩn cho cây. Không tưới nước trong 3-5 ngày đầu nhưng vẫn phải đảm bảo độ ẩm cần thiết cho cây. Tưới nước và kết hợp bón phân đạm, lân và kali theo tỉ lệ 3:1:1.
Đổi chậu lần 2
Lần đổi chậu thứ 2 trong quá trình trồng Lan Hồ Điệp Đà Nẵng sẽ được thực hiện khi khoảng cách giữa 2 lá khoảng 18cm. Chậu cây để đổi lần này là chậu có kích thước 8,3cm. Cách thay chậu lần này cũng giống lần đầu nhưng thêm một bước cắt bớt rễ già bằng kéo hoặc dao sắc để trồng lại dễ dàng hơn. Đổi chậu lần thứ 2 cũng là đổi chậu lần cuối cùng nên bạn cần đặc biệt cẩn thận, kĩ lưỡng.
Tưới nước
Hoa Lan Hồ Điệp khá đặc biệt, bạn không thể trực tiếp tưới nước lên hoa khi hoa nở vì như vậy hoa sẽ úng hoặc cháy. Bí quyết dành cho bạn khi trồng loài hoa này là khi hoa nở gần tàn, hãy cắt cánh đi và tưới phân đạm, lân và kali theo tỉ lệ 3:1:1.
Trên đây là cách trồng và những yếu tố cơ bản bạn cần quan tâm nếu muốn trồng Lan Hồ Điệp Đà Nẵng. Nếu vẫn thắc mắc hay cần hỗ trợ gì, liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn ngay bạn nhé!